Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

10 đất nước sở hữu nhiều tỷ phú nhất thế giới

Số lượng người trở thành tỷ phú trong những năm qua liên tục tăng, phần lớn gia tăng ở Mỹ và các nước châu Âu. Theo thống kê của Global Wealth Report vào năm 2012 thì nước Mỹ hiện đang dầu đầu danh sách những đất nước có nhiều tỷ phú nhất thế giới.

1. Mỹ (396 tỷ phú)

Nhà sáng lập tập đoàn Microsoft, tỷ phú Bill Gates
Nhà sáng lập tập đoàn Microsoft, tỷ phú Bill Gates

Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới hàng chục năm qua. Mặc dù đất nước bị suy yếu do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 nhưng kinh tế Mỹ đã dần dần khôi phục và vẫn là nơi sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất thế giới. Bill Gates, nhà sáng lập tập đoàn Microsoft và huyền thoại đầu từ Warren Bufett của Berkshire Hathaway là những tỷ phú nổi tiếng tiêu biểu của nước Mỹ.

2. Trung Quốc  (72 tỷ phú)

Jack Ma, ông chủ tập đoàn Alibana
Jack Ma, ông chủ tập đoàn Alibana

Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và là nước có tốc độ phát triển số 1 thế giới. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Trung Quốc hiện là nước có số lượng tỷ phú đứng hàng thứ 2 thế giới. Jack Ma, sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba hay tỷ phú Robin li, người sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành công cụ tìm kiếm Baidu là 2 trong số 72 tỷ phú của Trung Quốc.

3. Nga (58 tỷ phú)

Tỷ phú kiêm chủ tịch câu lạc bộ Chelsea, Roman Abramovich
Tỷ phú kiêm chủ tịch câu lạc bộ Chelsea, Roman Abramovich

Nga là quốc gia sở hữu diện tích lớn nhất thế giới với hơn 11 triệu km vuông. Hiện Nga là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Những tỷ phú của nước Nga chủ yếu nằm trong các ngành mũi nhọn như khí đốt, dầu mỏ. Roman Abramovic, tỷ phú dầu mỏ kiêm chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Anh, Chelsea và Vladimir Lisin, chủ tịch công ty Novolipetsk Steel là 2 cái tên nổi bật nhất trong số các tỷ phú Nga hiện tại.

4. Ấn Độ (47 tỷ phú)

Ông Mukesh Ambani, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Reliance Industries
Ông Mukesh Ambani, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Reliance Industries

Các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn và kịp thời giúp Ấn Độ đạt được những thành công nhất định và nhanh chóng gia nhập vào nhóm các nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20). Nếu tính theo sức mua ngang giá thì Ấn Độ là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới và là nước xuất khẩu phần mềm hàng đầu. Những năm gần đây số lượng tỷ phú ở Ấn Độ ngày càng tăng cao. Tiêu biểu là tỷ phú Mukesh Ambani, chủ tịch kiêm CEO Reliance Industries và chủ tịch Tập đoàn Aditya Birla, tỷ phú Kumar Birla.

5. Đức (43 tỷ phú)

Karl Albrecht người sáng lập chuỗi siêu thị Aldi và Susanne Klatten
Karl Albrecht người sáng lập chuỗi siêu thị Aldi và Susanne Klatten

Đức là quốc gia có nên kinh tế lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc và Nhật, Đức cũng là nước có nền kinh tế số 1 châu Ây hiện nay. Đất nước này nổi tiếng là nơi có tiêu chuẩn sống cao, phục lợi và an sinh xã hội luôn được chú trọng và quan tâm. Hầu hết các tỷ phủ của nước Đức là những ông trùm đến từ các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như tỷ phú Karl Albrecht là người sáng lập nên chuỗi siêu thị Aldi và Susanne Klatten, ngoài ra ông còn là cổ đông lớn của hãng xe BMW và kiêm nhà sản xuất dược phẩm Altana.

6. Anh (42 tỷ phú)

Anh hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với GDP bình quân gần 23.000 bảng. Với nền kinh tế thị trường thường được coi là một nền kinh tế pha trộn, Anh chấp nhận những nguyên tắc thị trường tự do trái ngược với Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, tuy nhiên Anh vẫn duy trì được chế độ an sinh xã hội phát triển.

Chủ tịch tập đoàn Virgin, Richard Branson
Chủ tịch tập đoàn Virgin, Richard Branson

Các ngành như chế tạo ô tô, chế tạo máy hay dịch vụ là những ngành tạo ra nhiều tỷ phú ở Anh. Nổi danh nhất là 2 cái tên: Bernard Ecclestone, ông chủ giải đua xe F1 và Chủ tịch tập đoàn Virgin, Richard Branson.

7. Hong Kong (29 tỷ phú)

Người giàu nhất Hong Kong, tỷ phú Lý Gia Thành
Người giàu nhất Hong Kong, tỷ phú Lý Gia Thành

Hong Kong hiện là một nước 2 chế độ, từng là thuộc địa chỉ Đế quốc Anh, Hong Kong được trao trả về cho Trung Quốc năm 1997. Nền kinh tế tư bản ở Hong Kong được xây dựng dựa trên nền kinh tế thị trường, tiền thuế thấp, Chính phủ ít can thiệp vào kinh tế. Hong Kong là trung tâm tài chính và thương mại hàng đầu châu Á, là nơi tập trung trụ sở của người công ty lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dựa theo GDP bình quân và tổng sản phẩm nội địa thì Hong Kong là đô thị giáu có nhất của Trung Quốc. Đây được xem là mảnh đất màu cỡ cho các tỷ phú phát triển sự nghiệp của mình. Ông Lý Gia Thành, chủ tịch công ty Hutchison Whampoa Limited là tỷ phú giàu có nhất Hong Kong, ông cũng nằm trong số những người giàu nhất hành tinh nhiều năm liền.

8. Thụy Sĩ (27 tỷ phú)

Tỷ phú ngành công nghệ sinh học Emesto Bertarelli
Tỷ phú ngành công nghệ sinh học Emesto Bertarelli

Là một nước có rất ít tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế Thụy Sĩ lại là một nền kinh tế phát triển bền vững trên thế giới. Thụy Sĩ có diện tích nhỏ, dân số ít nhưng lại là quốc gia mạnh về kinh tế - tài chính và hệ thống ngân hàng nổi tiếng uy tín trên toàn cầu. Không có gì ngạc nhiên khi đa phần các tỷ phú ở Thủy Sĩ đều xuất thân từ lĩnh vực ngân hàng. Tỷ phú Ernesto Bertarelli là một doanh nhân trong ngành công nghệ sinh học, hay tỷ phú Esther Grether, là cổ đông lớn của hãng Swatch và cũng là một nhà sưu tập tem có tiếng trên thế giới.

9. Nhật Bản (23 tỷ phú)


Giám đốc điều hành Softbank, tỷ phú Masayoshi Son
Giám đốc điều hành Softbank, tỷ phú Masayoshi Son

Hứng chịu tổn thất nặng nề từ chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản phát triển thần kỳ và trở thành một trong những nền lớn nhất toàn cầu. Nhật Bản là đất nước nổi tiếng về các sản phẩm công nghệ. Các ngành công nghiệp chế tạo tại Nhật Bản sản sinh ra các tỷ phú nhiều nhất. Đơn cử như tỷ phú Masayoshi Son, là giám đốc điều hành Softbank và chủ tịch công ty game nổi tiếng toàn cầu, ông Hiroshi Yamauchi.

10. Canada (22 tỷ phú)

Chủ tịch tập đoàn Thompson Reuters, David Thompson
Chủ tịch tập đoàn Thompson Reuters, David Thompson

Trong nhiều năm, Canada là nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới với xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tại đây, các ngành tài chính, chứng khoán là các ngành sản sinh ra nhiều tỷ phú nhất. Hai đại diện tiêu biểu trong giới tỷ phú ở Canada là chủ tịch Tập đoàn Thompson Reuters và cựu chủ tịch Ebay, Jefferey Skoll.

Nguồn Đất Việt



Bạn có thể xem thêm: Phần mềm bán hàng miễn phí | Phần mềm bán hàng Winta Sales | Phần mềm bán hàng miễn phí Winta Sales

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét