Hình thức website không tiện
dụng, nội dung kém phong phú, mẫu mã hàng hóa không đa dạng, sản phẩm được giới
thiệu sơ sài cộng với quy trình thanh toán phức tạp là những nguyên nhân “đuổi khéo”
khách hàng khỏi cửa hàng của bạn.
1.
Giới thiệu sản phẩm sơ sài
Có rất nhiều thông tin liên
quan đến việc mô tả, giới thiệu sản phẩm, tùy thuộc vào từng nhóm hàng, món
hàng nhưng không nhiều những cửa hàng kinh doanh trực tuyến xem vấn đề
này là quan trọng. Trong thực tế, khi một ai đó truy cập vào website của một
công ty, điều đầu tiên là người ta sẽ xem phần thông tin giới thiệu về công ty,
thông tin về nhân sự.. Tương tự với một trang web thương mại điện tử, khách hàng
sẽ xem phần giới thiệu về sản phẩm, các tính năng nổi bật, những phần đánh giá
sản phẩm của bên bán và của cả những khách hàng mua trước.
2.
Quy trình thanh toán rắc rối
Quy trình thanh toán đơn giản nhưng bảo mật sẽ khiến khách hàng hài lòng với website của bạn
Quy trình thanh toán khi mua
hàng trực tuyến là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến việc
mua sắm của khách hàng. Các chuyên gia khuyên các cửa hàng bán hàng trực tuyến
nên tối giản hóa quy trình thanh toán sao cho đơn giản và thân thiện nhất với
người mua hàng nhưng vẫn phảm đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
Ngoài ra, các cửa hàng bán
hàng trực tuyến không nên gây xao lãng cho khách hàng. Một số nhà bán lẻ trực
tuyến có khuynh hướng gợi ý các sản phẩm mà người dùng thích trong khi họ đang
thực hiện quá trình thanh toán. Điều này khiến khách hàng mải tìm kiếm thêm các
sản phẩm mà bỏ quên đi sản phẩm quan trọng nhất, và đến cuối cùng họ có thể bỏ
đi mà không mua hàng nữa.
Đối với các cửa hàng kinh
doanh theo kiểu truyền thống, cách bán hàng tốt nhất vẫn là trao món hàng đến tận
tay người mua để họ tự cảm nhận và đánh giá, nhưng còn với các cửa hàng kinh
doanh trực tuyến thì không thể làm được điều đó. Bởi thế, các cửa hàng trực tuyến
cần có hình ảnh sản phẩm để người mua có thể hình dung được món hàng trước khi
quyết định mua. Hình ảnh quá lớn hay quá nhỏ, thiếu sự sáng tạo, chất lượng ảnh
kém sẽ là nguyên nhân khiến khách hàng không muốn mua sản phẩm.
Khách hàng muốn xem ảnh sản
phẩm khi sử dụng trong môi trường thực tế, hình ảnh sản phẩm được chụp ở nhiều góc
cạnh, nhiều vị trí khác nhau. Hình ảnh sản phẩm nên có độ phân giải cao và có
thể phóng to thu nhỏ khi ý muốn để khách hàng có thể xem từng chi tiết.
4.
Website trông không đáng tin
Một thương hiệu tốt sẽ được
khách hàng tin tưởng lựa chọn hơn, đặc biệt là trong mô hình kinh doanh thương
mại điện tử. Kể cả khi bạn sở hữu một trong những công ty lớn nhất, uy tín nhất
thế giới nhưng trang web của công ty bạn lại không thể hiện được điều đó thì
khách hàng vẫn rời bỏ bạn.
Có nhiều cách tạo dựng niềm
tin cho thương hiệu nhưng quan trọng nhất vẫn là thấu hiểu sự lo lắng, mối bận
tâm và lý do khách hàng tìm đến sản phẩm. Nếu bạn cung cấp nội dung sản phẩm
đánh đúng vào suy nghĩ của người mua hàng, họ sẽ gắn bó với website của bạn lâu
dài hơn. Bạn nên cung cấp nhiều phương thức đánh giá thương hiệu như phản hồi của
khách hàng, sự đánh giá của cộng đồng, các mẫu chuyện liên quan đến công ty…để
nuôi dưỡng niềm tin trong khách hàng đối với doanh nghiệp.
5.
Ấn tượng đầu tiên
Không ít người dùng truy cập
vào những trang web mà khi nhìn vào đã cảm thấy không ấn tượng. Website có thể
thiếu logo, thiếu tên doanh nghiệp, kích thước sản phẩm thiếu đồng nhất, kích cỡ
font chữ lúc lớn, lúc nhỏ hay thậm chí là sai chính tả trong chẳng khác nào một
trang web “lang bâm” được “ra đời để lừa đảo”.
Thế nên, ấn tượng đầu tiên
khi khách hàng lần đầu ghé thăm website của bạn sẽ quyết định tất cả. Theo các
nghiên cứu, “nhìn” và “cảm thấy” một website là 2 yếu tố tạo nên ấn tượng đầu
tiên. Website có giao diện xấu sẽ khiến người truy cập cảm thấy thiếu tin tưởng.
Để thu hút được nhiều khách hàng, trước tiên cần thu hút nhiều người truy cập bằng
cách tạo ra một trang web có thiết kế chuyên nghiệp, bắt mắt nhưng đơn giản,
nhiều nội dung nhưng xúc tích, tối ưu cho những trình duyệt khác nhau trên các
thiết bị từ máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại di động cho đến các mẫu
thanh toán và các mẫu email thông báo tình trạng hàng hóa khi khách hàng đã đặt
mua sản phẩm.
6.
Hacker
Bạn có tự tin rằng website của
bạn đã được bảo mật và dữ liệu về khách hàng là hoàn toàn an toàn? Hacker có thể
khai thác lỗ hỏng và tiếp cận dữ liệu người dùng để trục lợi. Những website lớn
của những tập đoàn lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực đã bị hacker tấn công,
ngay cả website của các tổ chức chính phủ cũng khó lòng ngăn cản được sự xâm nhập
trái phép. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ buông xuôi. Hãy tưởng tượng bạn
ra khỏi nhà mà quên khóa cửa, bất kỳ ai có ý định xấu điều sẽ dễ dàng vào nhà của
bạn, nhưng nếu bạn khóa cửa cẩn thận hơn, số người xâm nhập trái phép được vào
nhà của bạn sẽ giảm đi nhiều. Việc đầu tư nguồn nhân lực thành thạo kỹ thuật
để bảo vệ tài sản của công ty và giữ gìn thông tin của khách hàng là cần thiết.
Điều này sẽ giúp khách hàng có niềm tin để tiếp tục mua sắm trực tuyến trên
website của bạn.
Nguồn VNExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét