Airbus, một trong hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế
giới đã công bố dự án sản xuất máy bay không người lái tên Vahana. Cách đây
không lâu, Airbus đã đăng tải một vài hình ảnh về dự án trên một trang blog.
Máy bay không người lái của Airbus gần giống như một chiếc
trực thăng với hai thanh chống đứng và có thể cất, hạ cánh theo chiều thẳng đứng.
Với hai cánh của máy bay được trang bị mỗii bên cánh 4 động cơ điện, hành khách
ngồi trong khoan máy bay được thiết kế dạng vòm khí động học giống như những
chiếc mũ bảo hiểm.
Máy bay chở khách không người lái Vahana hoạt động tương tự như một chiếc
trực thăng
Airbus là hãng sản xuất máy bay chở khách phản lực cỡ lớn,
như máy bay chở khách lớn nhất thế giới Airbus A380. Ngoài ra, Airbus cũng bơm
tiền vào các dự án nghiên cứu các công nghệ tương lai. Với lợi thế là nhà sản
xuất máy bay lớn nhất thế giới, kinh nghiệm và nguồn vốn dồi dào cho phép hãng
có thể triển khai các dự án tham vọng một cách dễ dàng hơn là nhiều hãng khởi
nghiệp khác (có cùng ý tưởng tương tự).
Airbus đã chính thức thành lập bộ phận A3 vào năm 2015 tại
thành phố San Jose (California, Mỹ) để phát triển cho dự án đầy tham vọng
Vahana. Hãng chủ động để A3 hoạt động độc lập tách riêng với các bộ phận khác ở
châu Âu, Mỹ hay Trung Quốc. Airbus đã cam kết hỗ trợ hơn 150 triệu đô cho bộ phận
này.
Airbus áp dụng các công nghệ phát hiện và tránh vật cản trên không cho Vahana
“Chúng tôi sẽ phát triển ra một loại máy bay thông minh không
cần đường băng để có thể cất cánh, có thể tự lái, tự phát hiện vật cản và máy
bay khác”, người đứng đầu bộ phận A3, Giám đốc Rodin Lyasoff cho hay. “Hiện tại,
loại máy bay mà chúng tôi phát triển chỉ có thể chở một hành khách hoặc một ít
hàng hóa mà thôi. Nhưng chúng tôi muốn đây trở thành máy bay chở khách không
người lái được công nhận đầu tiên trên thế giới”.
Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Vahana được kỳ vọng là sẽ
cất cánh vào cuối năm 2017 và nếu mọi thứ tiến triển tốt, Airbus sẽ tung ra
phiên bản thương mại đầu tiên của dòng máy bay chở khách không người lái này
vào năm 2020.
Không chỉ hãng máy bay lớn như Airbus tham gia vào thị trường
tìm năng này. Các hãng ôtô như Honda và Toyota cũng đang rục rịt tấn công vào mảng
hàng không. Năm 2015, hãng Honda đã tung ra máy bay đâu tiên do hãng sản xuất
sau hơn 3 thập kỷ nghiên cứu.
Airbus đang nghiên cứu tìm cách ứng dụng động cơ chạy pin
để thiết bị hoạt động theo yêu cầu của hãng. Vấn đề an toàn cũng khiến nhiều
người cảm thấy lo ngại khi máy bay không người lái của Airbus được đưa vào hoạt
động. Tuy nghiên, Airbus đã trấn an dư luận bằng việc hãng đảm bảo các công nghệ
“cảm biến và tránh vật cản” tích hợp trên máy bay sẽ hoạt động một cách hiệu quả
để ngăn cản các va chạm trên không và dù an toàn cũng sẽ được trang bị đầy đủ nếu
động cơ máy bay gặp trục trặc
Nguồn CNN/VNExpress
Bạn có thể xem thêm: Phần mềm bán hàng miễn phí | Phần mềm bán hàng Winta
Sales | Phần mềm bán hàng miễn phí
Winta
Sales
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét