Chim dẽ mỏ mảnh (còn chưa tới 50 cá thể): Số lượng loài chim này còn lại rất ít (bên phải, cạnh chim dẽ Á Âu). Các cá thể chủ yếu sống ở Italy, Hy Lạp, Morocco và Hungary.
Tê giác Java (60 cá thể): Tê giác Java có màu xám nhạt với sừng đơn dài khoảng 30 cm. Loài ăn cỏ này có thể cao 1,7 m, dài 3,2 m. Chúng chỉ sinh sống ở vườn quốc gia Ujung Kulon, Java, Indonesia.
Báo Amur (70 cá thể): Báo Amur là loài sống kín đáo, thích rừng rậm hơn trảng cỏ hay khu có dân cư sinh sống. Chúng có thể đạt vận tốc 58 km/h. Theo báo cáo của WWF (Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới), chúng được tìm thấy ở Nga và Trung Quốc.
Hổ Malay (250-340 cá thể): Hổ Malaya chỉ sống trong rừng nhiệt đới ở bán đảo Malay và mũi phía nam Thái Lan. Con trưởng thành có thể nặng tới 120 kg.
Linh miêu Iberia (404 cá thể): Đây là một trong những loài họ nhà mèo đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới. Linh miêu Iberia có chân dài, đuôi ngắn, sống rải rác ở bán đảo Iberia, khu vực tiếp giáp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Khỉ đột núi (790 cá thể): Lượng khỉ đột núi đã giảm đáng kể do việc săn bắn không kiểm soát, chiến tranh, bệnh dịch, phá rừng và bắt giữ trái phép. Trung bình, khỉ đột đực nặng 160 kg, con cái nặng khoảng 100 kg. Du khách có thể tìm thấy chúng ở Cộng hòa Congo, Rwanda và Uganda.
Cá heo sông Dương Tử (1.000-1.800 cá thể): Đây là loài cá heo duy nhất không có vây lưng, thay vào đó là một rãnh nông. Chúng xuất hiện ở đoạn sông qua Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Voi Sumatra (2.400-2.800 cá thể): Việc phá rừng nặng nề ở khu vực Sumatra tại Indonesia khiến môi trường sống của loài voi này bị phá hủy. Chúng có thể cao tới 2,7 m và nặng 5 tấn.
Rùa biển Hawksbill (8.000 rùa cái đẻ trứng): Như các loài rùa biển khác, Hawksbills chịu sự đe dọa từ việc môi trường sống và sinh sản bị phá hủy, trứng bị lấy trộm, ô nhiễm, phát triển bờ biển và các nguy cơ từ ngành ngư nghiệp. Chúng xuất hiện ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Đười ươi Sumatra (14.613 cá thể): Dù đã được Indonesia đưa vào danh sách bảo vệ theo luật pháp từ 1931, đười ươi vẫn bị bắt và giữ trong các gia đình vì được coi là biểu tượng quyền lực. Ở Một số khu vực khác, chúng bị bắt lấy thịt và bị đe dọa do nạn phá rừng. Du khách có thể chiêm ngưỡng loài vật tuyệt vời này ở Sumatra và Indonesia.
Hoàng Linh
Nguồn DailyMail/ZingNews
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét